Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho nhà đầu tư Hàn Quốc


Quy định về nhà đầu tư nước ngoài được miễn GPLĐ
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là “Thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn” được miễn giấy phép lao động (GPLĐ)

“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhận có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”

Có thể thấy, nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hiện nay, số lượng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam khá to. Tuy nhiên không phải người Hàn Quốc nào đầu tư vào Việt Nam cũng được miễn giấy phép lao động nếu thuộc trường hợp dưới đây: Nếu nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đầu tư là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức không thể được coi là nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì mới được miễn giấy phép lao động. Trường hợp giám đốc (người đại diện theo pháp luật) là giám đốc thuê hoặc được bổ nhiệm, không đầu tư theo tư cách cá nhân thì vẫn phải xin cấp giấy phép lao động.

Chủ đầu tư là cá nhân không đương nhiên được miễn GPLĐ
Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không đương nhiên được miễn Giấy phép lao động, mà vẫn cần xin xác nhận của Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở đăng ký kinh doanh trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 127 Bộ luật lao động và điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị xác nhận miễn GPLĐ
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

b) danh mục trích ngang về người lao động nước ngoài cùng nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;

c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, Sở lao động – thương binh và xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động hoặc có văn bản trả lời nếu không xác nhận.

Có thể bạn quan tâm:

3 điều cần biết khi nộp hồ sơ xin miễn giấy phép lao động tại Sở lao động
5 trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động
Miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét